Hầu như tất cả mọi người đều có xu hướng nghĩ rằng: việc thăng chức là thứ gì đó thật xa xỉ và họ luôn mong muốn, khát khao được thăng chức. Bởi họ cho rằng thăng chức đồng nghĩa với việc năng lực của họ được công nhận, họ sẽ có quyền hành, có tiếng nói hơn, có mức thu nhập cao hơn. Tôi thừa nhận điều đó là hoàn toàn đúng vì với sự nỗ lực và cố gắng của chính bản thân, bạn hoàn toàn có thể nhận được phần thưởng xứng đáng ấy.

NHƯNG có nên nhận hay không, chúng ta cũng nên suy xét kĩ càng và đưa ra quyết định sáng suốt. Vì cuộc đời không phải bao giờ cũng màu hồng như chúng ta nghĩ.

Trước cơ hội thăng tiến “ngàn năm có một”, đồng thời cũng là lúc bắt đầu đối diện với nhiều thách thức, nên phấn khởi nhận lời hay ngậm ngùi từ chối?

Bạn hãy tự trả lời 5 câu hỏi dưới đây để có thể đưa ra cho mình quyết định đúng đắn nhất nhé!

1. Bạn đã sẵn sàng "gánh vác" chức vụ mới chưa?

Bắt đầu với một vị trí mới, hoàn toàn khác so với công việc trước đây bạn đã từng làm, liệu bạn có đủ tự tin để " dấn thân" vào đảm nhận chưa? Lãnh địa hoạt động cũng khác, công việc cũng thay đổi, bạn muốn tồn tại lâu dài trong chức vụ mới, bắt buộc bạn phải tự trang bị những kĩ năng và kiến thức phù hợp, nếu không bạn sẽ bị đào thải ngày 1 ngày 2.

Quyết định là ở bạn. Bạn không thể gượng ép bản thân làm trong khi bạn chưa thực sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với thử thách. Nếu bạn chấp nhận để làm vui lòng sếp thì thật thảm hại cho những chuỗi ngày sau đó của bạn.

2. Bạn có thể đối mặt với hàng tá "trách nhiệm" cứ hiện ra không?

Chấp nhận một vị trí cao hơn, quyền lực hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận những trách nhiệm nặng nề hơn và mọi quyết định của bạn có thể ảnh hưởng đến hàng trăm người khác.
Không những thế, tần suất làm việc của bạn cũng nhiều hơn trước. Bạn phải tham dự vô số các cuộc họp của công ty, bạn phải điều hành, giám sát mọi người, xây dựng các dự án mang tính tầm cỡ.

Liệu bạn đã đủ can đảm để chịu những áp lực như vậy chưa??

3. Cơ hội thăng chức này có phù hợp với mục tiêu ban đầu bạn đề ra không?

Nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn không trùng khớp với chức vụ bạn được đề bạt thì nên suy nghĩ lại. Vì có thể nó sẽ ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp do chính bản thân bạn đã hoạch định ban đầu.

Giả sử mục tiêu của bạn trong một công ty tuyển dụng việc làm là nhân viên Sale giỏi, nhưng bạn lại được đề cử vào vị trí quản lí trong khi bạn chưa có kinh nghiệm quản lí. Và bạn có cho rằng vị trí quản lí sẽ tốt nhất cho một nhân viên Sale như bạn không? Bạn cần phải nhận thức đúng đắn được quyết định nào ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của mình và đừng ngần ngại từ chối những cơ hội không giúp ích được cho mục tiêu của bản thân. Biết buông bỏ những thứ không cần thiết mới là sáng suốt.

 

4. Nhận 1 chức vụ cao hơn và từ bỏ đam mê của mình. Bạn có dám đánh đổi?

Mỗi người đều có đam mê riêng của bản thân và họ nỗ lực hàng ngày với đam mê ấy. Nếu bạn được thăng chức và không còn làm những công việc hàng ngày yêu thích của bạn, thì liệu bạn có cố gắng hết sức cho nó, bạn sẽ cống hiến toàn bộ năng lực vào việc mà bạn không có hứng thú ấy không?

Hãy cân nhắc thật kĩ vấn đề này, bởi khi bạn không toàn tâm toàn lực với vị trí mới, có thể bạn sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người và tệ nhất là bạn sẽ mất cả vị trí này cùng với công việc yêu thích trước kia của bạn.

5. Chức càng cao thì áp lực càng nhiều, thời gian cho gia đình cũng thu hẹp

 Bạn càng ở vị trí cao đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với áp lực, stressed càng nhiều. Và quĩ thời gian bạn dành cho gia đình, cho cuộc sống cá nhân của bạn cũng sẽ không còn nhiều như trước. Bạn sẽ có những chuyến đi công tác xa gia đình dài ngày, bạn phải đối mặt với các đối tác nặng kí, khó ưa, bạn phải quản lí nhân viên cấp dưới của mình và háng tá các công việc khác. Vì thế hãy xem xét thật kĩ trước khi quyết định nhé.

 

CÁCH TỪ CHỐI “KHÔN NGOAN” & VẪN GIỮ ĐƯỢC “HÒA KHÍ” VỚI CÔNG TY

Nếu bạn không muốn thăng chức và muốn từ chối thì hãy từ chối 1 cách khôn ngoan, nếu không bạn sẽ mất điểm trước sếp của bạn đấy.  

Trước tiên, bạn nên gặp riêng sếp bạn và chia sẻ rằng bạn rất vui và vinh dự khi được đề cử với chức vụ cao hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại bạn có thể vẫn chưa phù hợp với vị trí mới này và đưa ra các lý do để thuyết phục sếp về việc tại sao bạn không muốn nhận vị trí mới đó:

+ Bạn có thể chỉ ra các kĩ năng mà bạn đam mê ở công việc hiện tại

+ Thẳng thắn cho sếp biết mục tiêu của bạn trong 1 tháng, 1 năm hay thậm chí 10 năm tới mà bạn muốn đạt được.

+ Tạo ấn tượng mạnh mẽ với việc bạn thực sự yêu thích công việc hiện tại của mình và muốn cống hiến hết mình cho nó.

+ Đồng thời cam kết dứt khoát với sếp rằng bạn sẽ làm việc thật chăm chỉ và hết mình với vai trò hiện tại.

Như vậy sếp bạn sẽ không có cảm giác khó chịu và có thể thông cảm cho bạn.

Chốt lại, tôi muốn các bạn phải suy nghĩ thật kĩ trước khi được đề bạt thăng chức. Nếu không bạn có thể sẽ hối hận vì quyết định nông nổi của mình. Dân gian có câu: “ Thả con tép, bắt con tôm”. Tôi nghĩ nó đúng trong nhiều trường hợp đấy. 

Những người tham công tiếc việc chắc chắn sẽ không thể thành công trong cuộc sống.